04Th3

Đằng sau công cụ tìm kiếm Facebook Graph

Đằng sau công cụ tìm kiếm Facebook GraphVào hôm thứ 5 vừa rồi (14/2/2013), Lars Rasmussen, Người đồng sáng lập Google Maps nay đã chuyển sang làm cho  Facebook Graph Search đã trả lời phỏng vấn chuyên mục “Hỏi tôi mọi thứ” của Reddit. Người Đan Mạch (Lars Rasmussen là người Đan Mạch) này tránh đề cập đến những câu hỏi về lĩnh vực cạnh tranh của Graph Search nhưng tiết lộ khá nhiều về quá trình phát triển Graph Search bên trong Facebook. Kỹ sư này đã có thời gian làm việc rất tốt tại facebook điều này thể hiện bằng 18 biểu tượng mặt cười trong suốt quá trình làm việc

 

Graph Search được xem như là sự đột phá mới của mạng xã hội khổng lồ Facebook và điều này rõ ràng cũng chứng tỏ một điều rằng Facebook đang từng bước một thâm nhập vào thị trường tìm kiếm đầy cạnh tranh hiện nay. Thay vì liên kết các trang web và các thuật ngữ tìm kiếm với nhau như “San Francisco và cửa hàng Sushi’’, Graph Search sẽ sử dụng các truy vấn tự nhiên như “ ai trong số bạn bè tôi thích sushi” chẳng hạn và kết quả tìm kiếm sẽ được hiển thị thông qua kết nối trên mạng xã hội của người dùng. Bằng việc sử dụng dữ liệu đã được cá nhân hóa, Facebook cược rằng họ có thể cung cấp nhiều kết quả tìm kiếm phù hợp cho người dùng hơn các cơ chế tìm kiếm khác như Yelp hay Google.

Rasmussen cho biết Facebook đã phỏng vấn ông vào cuối năm 2010, xung quanh khoảng thời gian Google thông báo đóng cửa Google Wave, một sản phẩm mà Lars và anh trai ông –Jens- đã sáng lập ra. Tuy nhiên mãi cho đến nửa năm sau đó ông mới bị lôi kéo vào dự án Graph Search của Facebook.

Rasmussen cũng nói rằng Zuck có ý mời ông tham gia dự án xây dựng sản phẩm tìm kiếm mới này vào cuối mùa xuân năm 2011. Trong số 3 cuộc đi dạo với Zuck thì đây là lần đầu tiên kĩ sư này đồng ý tham gia vào dự án. Ông nói : “Zuck có một niềm tin mãnh liệt về những gì anh ta muốn và anh ấy cũng đã chia sẻ với tôi cách thức làm thế nào mà một sản phẩm tìm kiếm được lập trình sẵn có thể xử lí được những nội dung mà người dùng chia sẻ trên facebook một cách thuyết phục”
Trong một câu trả lời khác đề cập đến thời gian Facebook tung ra phiên bản tìm kiếm Graph Search, Rasmussen cũng cho biết  việc nhóm kĩ sư của ông đã trình diễn phiên bản gốc mà sau này được đặt tên là Graph Search như thế nào vào đầu mùa hè năm 2011. Ông cũng đề cập thêm rằng phiên bản này chỉ mất có vài tuần để hoàn thành tuy nhiên nó lại lấy mã nguồn từ “phiên bản của sản phẩm tìm kiếm được lập trình dựa trên ngôn ngữ không tự nhiên trước đó”.

Có lẽ vì thế mà chúng ta mới biết được rằng ý tưởng về sản phẩm tìm kiếm dựa trên ngôn ngữ không tự nhiên của Facebook trước đó chỉ là một trò đùa. Điều này càng khiến người ta tin hơn vào tin đồn năm 2010 về một sản phẩm tìm kiếm được  gắn phía trên thẻ Open Graph có thể chỉ mục tự do mà Facebook tung ra vào hè năm 2010.

Điều gì giúp giữ được sự phát triển giữa phiên bản đầu tiên và phiên bản đã được tung ra vào tháng 1 năm 2013? Có lẽ có quá nhiều người tài giỏi ở Facebook. Khi được hỏi về điều tốt nhất và tồi tệ nhất khi làm việc ở Facebook, Rasmussen nói rằng ‘’được làm việc tại nơi đầy rẫy những người thông minh, có đam mê và chính kiến có thể là một cạm bẫy . Vấn đề là gì? Đôi lúc phải mất nhiều thời gian hơn mong đợi mới biết được câu trả lời’’

Ông cũng thẳng thắn thú nhận : “Tôi cho rằng việc dự án cần nhiều thời gian hơn  tôi dự đoán để hoàn thành phiên bản beta trước lúc đi vào hoạt động chính thức khi chúng tôi bắt đầu là điều hợp lý.  Hầu như tất cả các dự án mà tôi đã từng tham gia đều gặp phải vấn đề này”.

Nhưng có lẽ sự trì hoãn đã mang đến điều tốt đẹp hơn. Người ta đã có thể phát minh ra một công cụ tìm kiếm đặt phía trên thẻ Open Graph trong khoảng trống tìm kiếm. Tuy nhiên thay vào đó vào tháng 1 Facebook đã tung ra một sản phẩm tìm kiếm mới dựa trên các truy vấn bằng ngôn ngữ tự nhiên và dữ liệu xã hội ở phạm vi chưa sẵn sàng hoặc có thể chỉ mục bằng bất cứ một đối thủ nào.

Vậy ai sẽ là đối thủ của Facebook?. Các  thành viên của tờ báo đã chỉ ra Yelp và Google có thể là 2 ứng cứ viên tiêu biểu nhất trở thành đối thủ có thể chống lại tham vọng tìm kiếm của Zuckerberg. Nhưng khi được hỏi về công ti nào mà Rasmussen và đồng sự của ông xem như là đối thủ trực tiếp nhất thì ông lại ngập ngừng và chưa đưa ra bất kì câu trả lời nào.
Facebook Graph Search vẫn chưa chính thức ra mắt tất cả người dùng. Ông cho hay: một phần lí do khiến việc ra mắt người dùng bị gián đoạn chính là để cho phép người dùng thực sự tham gia vào cuộc thử nghiệm trực tiếp A/B- một quá trình nhằm giải quyết các cuộc tranh luận nội bộ. Ông viết “Nếu không có việc thử nghiệm trực tiếp sản phẩm mới thì sẽ chúng ta sẽ còn tranh cãi cả ngày”.

Facebook dường như vẫn đang trong quá trình thảo luận về tương lai của Graph Search. Theo Rasmussen, cuộc đi bộ thứ 3 và cũng là cuối cùng của ông với Zuckerberg chỉ đến vào tuần trước với một mục đích là thảo luận về tương lai của sản phẩm tìm kiếm mới này.

Theo techcrunch.com  – http://techcrunch.com/2013/02/15/the-history-behind-facebooks-graph-search/

Sưu tầm từ: http://chudinhchau.info/?p=162